Hướng dẫn cách sử dụng bóng tối trong nhiếp ảnh

buithihieu
18/04/2024

Nhiếp ảnh là nghệ thuật thâu tóm ánh sáng. Tuy nhiên bóng tối có vai trò ngang bằng với ánh sáng, thiếu nó ảnh sẽ phẳng, không có chiều sâu hay chất liệu. Hôm nay hãy cùng Vietnam Photographer hướng dẫn cách sử dụng bóng tối trong nhiếp ảnh qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiếp ảnh bóng tối là gì?

Chúng ta đều hiểu rõ định nghĩa của một cái bóng: nó là thứ luôn rượt đuổi chúng ta vào những ngày trời nắng hoặc ở những nơi được chiếu sáng vào ban đêm. Không chỉ vậy, vùng shadow còn có thể được định nghĩa là những vùng tối nhất trên ảnh, trái ngược với vùng highlight chiếu sáng cho những đối tượng sáng nhất. 

Vùng tối không chỉ là những mảng tối tăm bao quanh ánh sáng, đúng hơn nó là một cá thể riêng với những chuyển động của riêng nó. Chính bóng tối đã định hình cho ánh sáng, đem lại sức mạnh thu hút cho ánh sáng và cùng ánh sáng đem lại vẻ đẹp ấn tượng cho một khung hình. Để phát triển được toàn bộ tiềm năng của mình, mọi nhiếp ảnh gia phải học cách kiểm soát bóng tối cũng như là ánh sáng. Nhiếp ảnh bóng tối yêu cầu nhiều về mặt sáng tạo hơn là kỹ thuật. 

Ưu điểm của bóng tối đem lại cho nhiếp ảnh

Độ tương phản và sự kịch tính

Ưu điểm ấn tượng nhất của bóng tối có lẽ đó là khả năng đem lại sự tương phản ấn tượng và tạo cảm giác kịch tính cho bức ảnh. Thông thường, mắt người sẽ dễ bị thu hút và hướng vào những vùng có tính tương phản cao trong hình. Vì vậy có thể hiểu rằng, sự tương quan, độ đối chọi qua lại giữa ánh sáng và bóng tối là tiền để tạo ra sự tương phản đầy cuốn hút cho bức ảnh.

Sự tập trung

Những vùng tối có thể được xem là một yếu tố hiệu quả để dẫn dắt sự tập trung của người xem vào bức ảnh. Với mỗi vùng tối, những phần bóng tối đều đem đến khả năng che đi những chi tiết thừa, ít quan trọng hơn ra khỏi khung hình, từ đó kéo sự chú ý của người xem đến những khu vực quan trọng, nổi bật mà người chụp muốn thể hiện trong bức ảnh. 

Dẫn dắt mắt người xem

Vùng tối còn có thể được dùng để dẫn dắt góc nhìn của người xem. Nếu như vùng bóng có dáng chỉ về hướng trọng tâm của ảnh thì bố cục bức ảnh sẽ dẫn được mắt người xem về hướng đó. Ngược lại, vùng sáng khi được bao quanh bởi bóng tối cũng có thể có hướng chỉ đến vùng trọng tâm của ảnh. Với cả hai cách trên, sản phẩm cuối cùng sẽ chặt chẽ hơn nhờ có điểm trọng tâm được củng cố bởi bóng tối.

Làm nổi bật khối

Một trong những ưu điểm dễ nhận thấy nhất của bóng tối đó là có thể tạo ra hình khối cho đối tượng. Điều này đồng nghĩa với việc có những góc chiếu sáng thấp giúp tạo ra những vệt bóng dài. Qua đó bất kỳ sự thay đổi nào về hình khối trên bề mặt đối tượng đều sẽ được phóng đại hơn. Một trong những ví dụ thường gặp của chức năng này là những bức ảnh chụp các đụn cát với bóng đổ dài ngay trước hoàng hôn.

Cách tận dụng bóng tối hiệu quả

Sử dụng hiệu ứng bóng đổ để tăng độ sâu cho bức ảnh

 

Khi chụp ảnh, thường các đối tượng đều sẽ được ghi lại trên một mặt phẳng. Vậy nên bạn hãy tận dụng điều đó và tạo chiều sâu cho bức ảnh bằng cách tận dụng hiệu ứng bóng đổ. 

Trong đó, cách chụp bóng đổ hiệu quả nhất đó là hãy chụp hướng trực diện chủ thể ở hướng ngược sáng. Nếu đối tượng đang chuyển động, bạn nên sử dụng chế độ chụp liên tục để bắt được những khoảnh khắc ấn tượng.

Sử dụng tấm hắt sáng để làm nổi bật chi tiết

Phương pháp dùng tấm nền hay tấm hắt sáng tối màu, màu đen là kỹ thuật tương đối phổ biến với những nhiếp gia chân dung hay chụp sản phẩm. Qua kỹ thuật này, ta có thể giảm độ gắt đối với những khu vực quá sáng và giảm mức độ hắt bóng từ đèn flash studio, làm nổi bật chi tiết của các vùng tối.

Chụp ray sáng trong bóng tối

Trong những cách sử dụng bóng tối trong nhiếp ảnh thì kỹ thuật chụp ray sáng trong bóng tối được các nhiếp ảnh gia sử dụng khá nhiều và những bức ảnh chụp ray sáng được đánh giá cao trong nhiếp ảnh. 

Khung hình trong khung hình

Với cách này, bạn có thể sử dụng những yếu tố cụ thể, chẳng hạn như đường hầm hay cửa sổ để làm tiền cảnh, trong đó ánh sáng chiếu vào nền nhẹ nhàng để biến những chi tiết này thành một “khung hình tự nhiên”.

Một vài mẹo khi chụp ảnh bóng tối

Có rất nhiều cách sáng tạo khác nhau để tiếp cận bóng tối với tư cách là chủ thể của một bức ảnh. Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng độc đáo khi chụp ảnh bóng tối dưới đây.

Hình bóng kinh dị

Một bức ảnh lấy bối cảnh những hình bóng đáng sợ đang dần dần tiến tới những hình người hoảng sợ tương đối dễ thực hiện nhưng vẫn có thể gây ấn tượng mạnh. Bạn còn sẽ cần một mặt tường trống có màu trơn để chiếu bóng lên, tường càng rộng thì hình bóng của bạn sẽ càng có thể được phóng đại hơn. Nguồn sáng cũng nên là nguồn sáng có thể dịch chuyển đổi hướng để giúp bạn kiểm soát được góc đổ bóng. Sử dụng đèn flash rời sẽ là lý tưởng nhất, nhưng thực chất bất kỳ nguồn sáng nào được sắp xếp vị trí phù hợp cũng dùng được. Bạn sẽ cần phải giữ một khoảng cách nhất định giữa nguồn sáng và đối tượng chụp. Nên lưu ý thêm rằng vật càng gần nguồn sáng hay càng xa nền tường thì viền bóng sẽ càng mờ. Để tạo được bóng đổ sắc, bạn sẽ cần đến những vật đổ bóng có kích cỡ tương đối lớn, đặt được vào gần tường và cách xa nguồn sáng hơn.

Hình bóng sống

Phương pháp chụp bóng sống khá dễ thực hiện, chỉ yêu cầu trí tưởng tượng bay bổng một chút. Ý tưởng sẽ là chụp hình bóng đang tương tác với khung cảnh xung quanh. Để chụp theo phong cách này, bạn sẽ cần một mặt phẳng để bóng đổ lên và một vật gì đó để tương tác với hình bóng.

Hình bóng bị bóp méo

Những phương pháp ở trên đều sử dụng những mặt phẳng vuông góc làm vị trí đổ bóng. Nhưng một cách hay khác là sử dụng những mặt phẳng có chiều không gian lệch lạc hơn để tạo ra những hiệu ứng độc lạ. Bóng đổ sẽ bị bóp méo và uốn cong theo mặt phẳng được chiếu lên, tạo ra một cảm giác hoàn toàn khác so với những kiểu bóng thông thường.

Trên đây là tổng hợp những cách sử dụng bóng tối trong nhiếp ảnhVietnam Photographer muốn chia sẻ đến bạn. Thể loại nhiếp ảnh này rất độc đáo và bạn sẽ nhận lạ được những bức ảnh đẹp. Nếu bạn thích thể loại nhiếp ảnh này thì thử ngay nhé!

WRITTEN BY

buithihieu

Bài viết liên quan

logo-image

Nơi mang đến cho mọi người những trải nghiệm du lịch, kinh nghiệm nhiếp ảnh,...Đặc biệt với bộ sưu tập hình ảnh do chính Vietnamphotographer thực hiện sẽ đem đến cho mọi người những góc nhìn về cuộc sống xung quanh qua ống kính máy ảnh.

tài nguyên


Copyright © 2024 vietnamphotographer.net All Rights Reserved.