Dài ISO rộng là gì? Ứng dụng của ISO rộng trong nhiếp ảnh như thế nào? Đây là những câu hỏi mà Vietnam Photographer đã nhận được khá nhiều từ quý khách hàng của mình. Nếu bạn cũng đang thắc mắc cho các câu hỏi trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Mục Lục
Dài ISO rộng trong nhiếp ảnh là gì?
Trong nhiếp ảnh dải ISO được biết đến là thuật ngữ được sử dụng để chỉ về phạm vi mà ISO có thể xử lý được (ISO từ mức cao nhất dến dải ISO cao nhất). Với các dòng máy ảnh đời mới, nhất là ở máy ảnh không gương lật và dòng DSLR cao cấp, dải ISO có thể dao động trong khoảng 50 hoặc 100 đến 25.6000 hoặc thậm chí nó còn lên đến 102.400.
Dải ISO rộng trong máy ảnh sẽ cho phép người dùng có thể linh hoạt trong việc sử dụng ở nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau. ISO thấp sẽ phù hợp để sử dụng trong điều kiện ánh sáng mạnh, ISO cao sẽ phù hợp cho môi trường ánh sáng yếu hay muốn giữ tốc độ màn trập cao để dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các chuyển động.
Vì sao nên chú ý về dải ISO?
Sở hữu cho mình dải ISO rộng sẽ mang đến tính linh hoạt hơn trong việc sáng tạo. Thêm nữa nó còn giúp người chụp có thể chủ động trong việc điều chỉnh hay thiết lập máy ảnh phù hợp cho từng bối cảnh cụ thể. Khi nguồn ánh sáng thay đổi liên tục, việc đẩy ISO lên cao hoặc khi giảm xuống mức thấp sẽ đảm bảo cho chất lượng hình ảnh là lợi thế khá lớn.
Không chỉ vậy với những bức ảnh chụp ở ISO cao ở máy ảnh có dải ISO rộng thường sẽ cho chất lượng ảnh tốt hơn, ít xuất hiện hiện tượng nhiễn hạt. Là một trong những lựa chọn đầy tuyệt vời cho những ai làm trong ngành sự kiện, phóng sự,...
Những ưu nhược điểm mà dải ISO rộng mang lại
Cùng điểm qua những ưu nhược điểm mà dải ISO rộng mang lại ngay nhé!
Ưu điểm
Như đã đề cập trước đó, ISO rộng sẽ phù hợp để sử dụng trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi chụp ở trời tối, điều kiện thiếu ánh sáng và không thể sử dụng đèn flash, việc tăng ISO sẽ giúp bức ảnh thêm phần sắc nét hơn.
Khả năng duy trì tốc độ màn trập cao. Trong trường hợp bạn cần đóng băng các chuyển động. Việc bạn đẩy ISO cao sẽ giúp cho máy ảnh có thể duy trì được độ sáng ngay cả khi tốc độ màn trập của bạn được tăng lên.
Giúp mở rộng về khả năng sáng tạo của nhiếp ảnh gia. Bởi người chụp sẽ linh động trong việc điều chỉnh khẩu độ, tốc độ màn trập mà không cần lo lắng trong việc thiếu ánh sáng hay dư sáng.
Nhược điểm:
Bên cạnh việc sở hữu những ưu điểm nổi bật, dải ISO rộng cũng có những nhược điểm như:
- Mang đến hiện tượng nhiễu hạt. Mặc dù các dòng máy ảnh hiện đại ngày nay đều được trang bị thuật toán khử nhiễu thế nhưng khi sử dụng vượt quá ISO từ 6400 sẽ dễ làm cho chất lượng hình ảnh kém đi.
- ISO càng cao sẽ dễ làm cho dải tương phản động bị thu hẹp đi. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc các vùng sáng dễ bị cháy, các vùng tối bị mất chi tiết,... Trong các thể loại ảnh yêu cầu cao về chi tiết, độ chính xác thì đây lại là điểm bất lợi
- Dài ISO quá cao cũng làm cho quá trình xử lý hậu kỳ trở phức tạp hơn. Việc sử lý khử nhiễu nhưng vẫn đảm bảo độ sắc nét là thách thức khá lớn.
Khi nào cần sử dụng đến dải ISO rộng?
Một trong những tình huống nên sử dụng ISO rộng đó chính là điều kiện thiếu sáng. Khi chụp ảnh vào ban đêm hoặc trong nhà,... Việc đẩy dải ISO lên cao sẽ giúp bạn giữ độ sáng cho ảnh mà không cần sử dụng thêm thiết bị hỗ trợ.
Chụp các đối tượng chuyển động nhanh như động vật hay tại các cuộc thi thể thao,... Việc duy trì tốc độ màn trập cao sẽ giúp tránh hiện tượng nhòe ảnh. Tuy nhiên nếu như nguồn sáng không đủ ảnh sẽ bị tối đi. Vậy nên sử dụng dải ISO rộng sẽ giúp bù sáng và vẫn đảm bảo được tốc độ của màn trập.
Chụp ảnh phong sự, ảnh đời sống thường ngày,... chúng ta sẽ khó khăn trong việc kiểm soát được nguồn sáng. Vậy nên sử dụng dải ISO sẽ khá hữu ích, nó giúp bạn không bỏ lỡ những khoảnh khắc quý giá. Dù nguồn sáng thay đổi liên tục hay chủ thể di chuyển nhiều thì bạn vẫn không cần phải quá lo lắng về vấn đề kỹ thuật.
Chụp phong cảnh ban đêm hay chụp ảnh thiên văn - những trường hợp có điều kiện ánh sáng yếu, yêu cầu thời gian phơi sáng dài. Việc tăng ISO lên mức cao sẽ giúp cảm biến có thể ghi lại đủ nguồn sáng trong thời gian dày, phơi sáng ngắn từ đó mang đến độ sắc nét cho bức ảnh.
Quay video với môi trường ánh sáng kém. Tại các buổi hòa nhạc, lễ hội đêm, cảnh quay hoàng hôn,... đây là những trường hợp mà nguồn sáng bị thay đổi liên tục. Việc sử dụng dải ISO rộng sẽ giúp người quay điều chỉnh được ISO phù hợp theo bối cảnh và mang đến chất lượng ảnh, video tốt nhất.
Dải ISO rộng là gì và ứng dụng của nó trong nhiếp ảnh đã được Vietnam Photographer cung cấp đến quý bạn đọc trong bài viết này. Mong rằng đây sẽ là những chia sẻ thật sự hữu ích dành cho bạn, theo dõi web để cập nhật thêm nhiều tin tức về nhiếp ảnh hơn nhé!