Không phải ai cũng đủ điều kiện để sở hữu cho mình một ống kính mới. Vậy nên việc mua ống kính cũ đã qua sử dụng là một giải pháp tối ưu và được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên ống kính đã qua sử dụng không phải cái nào cũng tốt, cũng chất lượng. Chính vì vậy mà trong bài viết này Vietnam Photographer sẽ hướng dẫn đến bạn cách kiểm tra ống kính cũ trước khi mua.
Mục Lục
Kiểm tra bên ngoài của ống kính
Trước khi tiến hành kiểm tra vào các bộ phận bên trong thì việc đầu tiên bạn cần xác định chính là vỏ ống kính. Hãy kiểm tra xem vỏ có bị nứt vỡ hay bị sứt mẻ gì không. Nếu như thấy xuất hiện tình trạng trầy xước, nứt hay bị méo thì lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn là hãy ngưng việc mua ống kính lại. Bởi khi ống kính bị rơi vỡ sẽ rất dễ làm ảnh hưởng đến thấu kính bên trong.
Khi bạn kiểm tra phần bên ngoài thân máy, hãy kiểm tra vòng lấy nét xem chúng có hoạt động trơn tru không. Bởi những dòng lens sử dụng chất liệu cao su làm vòng zoom hoặc vòng lấy nét sau thời gian sử dụng sẽ dễ bị nhão, bị mục và điều này cản trở trong việc sử dụng.
Ngoài vòng lấy nét, vòng zoom thì ở một số vòng ống kính còn trang bị thêm vòng chỉnh khẩu. Nếu như ống kính bạn dự định mua có thì nên kiểm tra bằng cách xoay và cảm nhận xem độ nẩy của các đoạn trong quá trình điều chỉnh từng bước khẩu. Nếu có thì điều này đồng nghĩa với việc khẩu hoạt động bình thường.
Tiếp đến hãy kiểm tra về ốc vít trên lens máy ảnh xem chúng có xuất hiện tình trạng rỉ sét hay không? Đã xuất hiện dấu hiệu tháo ra hay chưa? Với những dòng ống kính lấy nét tự động đời mới, việc tháo và lắp ống kính sai cách sẽ làm ảnh hưởng đến các tính năng lấy nét nên hãy lưu ý khi kiểm tra vấn đề này nhé.
Cuối cùng hãy kiểm tra xem phần chân mạch ống kính có gãy hay rơi ra, bị mẻ hay thiếu chân không. Nếu có bạn cần xử lý ngay bởi ống kính kho gắn chắc chắn được với máy ảnh nếu phần chân mạch có vấn đền nhé.
Kiểm tra các phụ kiện đi kèm
Với cách kiểm tra ống kính cũ, bạn nên kiểm tra thêm các phụ kiện đi kèm. Thông thường ống kính sẽ có 2 phần nắp che trước và sau. Hãy hỏi người bán trước về vấn đề này bởi phần nắp che cũng góp phần bảo vệ ống kính được tốt hơn. Không chỉ vậy có nhiều người khi bán ống kính cũ còn kèm theo cả filter.
Nếu như được tặng filter đi kèm thì càng tốt. Tuy nhiên nếu không có thì vẫn không vấn đề gì nhé. Hãy kiểm tra hood, cap trước và sau zin theo ống.
Kiểm tra về thấu kính
Kiểm tra ống kính cũ trước khi mua tiếp theo là phần thấu kính. Đây là bộ phận quan trọng của ống kính cũ. Do đó nên kiểm tra những dấu hiệu bất thường nào đang xuất hiện trên thấu kính. Hãy kiểm tra bằng chính mắt thường từ phần kính trước, kính sau nếu bạn muốn quan sát hay phát hiện các lỗi của ống kính
Hãy nhớ xem xét cả kính trước, kính sau xem nó có xuất hiện trầy xước hay phần bề mặt kính có bị bong tróc lớp tráng phủ hay không. Thêm nữa hãy kiểm tra tiếp phần thấu kính bên trong có đọng hơi nước hay bị mốc hay không. Đây là lỗi khá rắc rối và dễ lây lan nhiều hơn hay lan qua cả các ống kính khác nếu đặt gần nhau. Để lâu nó sẽ dẫn đến hiện tượng hư ống kính.
Test xem phần body có nhận ống kính hay không?
Trong một số trường hợp nào đó, may ảnh của bạn sẽ không nhận được ống kính. Vậy nên hãy test trước để đảm bảo ống kính mà bạn đang muốn mua có thể hoạt động được khi gắn trên máy ảnh của bạn.
Kiểm tra về khả năng lấy nét tự động
Ống kính lấy nét tự động AF: hãy kiểm tra xem quá trình lấy nét ở ống kính của bạn có mượt mà hay không. Tiếp đến hãy kiểm tra về tốc độ lấy nét có nhanh và vùng lấy nét có chính xác chưa bằng cách mở khẩu độ lớn nhất, chụp từ khoảng cách gần và xa nhất. Trong trường hợp trên máy tính của bạn có tính năng liveview, hãy tự động bật chế độ này và theo dõi quá trình lấy nét của ống kính với liveview.
Ống kính lấy nét thủ công MF: với ống kính này hãy điều chỉnh, xoay vòng lấy nét để kiểm tra xem nó có đang hoạt động trơn tru không. Bởi ống kính MF nếu như bạn để lâu ngày không sử dụng sẽ rất dễ bị bám bụi, khô dầu và làm cho việc lấy nét trở nên khó khăn. Để test được hãy chụp đối tượng từ các khoảng cách từ gần đến xa nhất, lấy nét vị trí trung tâm và từ từ chuyển qua rìa bên trên, bên dưới, bên trái và bên phải để xem độ trong từng khung hình có đồng nhất với nhau hay không (test từ khẩu lớn nhất đến khẩu nhỏ nhất).
Kiểm tra về độ chống rung
Ở một số phần ống kính còn được tích hợp thêm cả hệ thống chống rung trên thân ống. Nếu ống kính cũ mà bạn dự định mua có phần nãy hãy kiểm tra xem nó có hoạt động tốt hay không. Test bằng cách chụp ở tốc độ chậm với 2 chế độ bật, tắt chống rung để có thể kiểm tra xem tính năng đó có đang hoạt động được hiệu quả không nhé!
Cách kiểm tra ống kính cũ trước khi mua đã được Vietnam Photographer chia sẻ đến quý bạn đọc trong bài viết này. Mong rằng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích dành cho bạn, theo dõi web để cập nhật thêm nhiều tin tức về nhiếp ảnh hơn nhé!