Mục lục
Bạn đang muốn tìm hiểu về nhiếp ảnh từ nhưng chưa biết phải học từ đâu và học như thế nào? Vì vậy hôm nay vietnamphotographer viết bài viết này để chia sẻ cho các bạn về những điều cần thiết, quan trọng có thể sẽ giúp bạn biết thêm là mình nên bắt đầu từ đâu, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc từ kinh nghiệm thực tế của bản thân. Cùng tìm hiểu nhé !!
1. Cách cầm máy ảnh
Bước đầu tiên khi bạn tự học nhiếp ảnh là bạn phải chú ý học cách cầm máy ảnh làm sao cho đúng.
Khi bạn cầm chiếc máy ảnh việc đầu tiên là bạn phải cảm thấy tự tin phải cảm thấy thoải mái thì việc di chuyển, thay đổi góc máy hay là người khác nhìn vào sẽ thấy bạn chuyên nghiệp hơn và họ sẽ tin tưởng bạn.
Tin mình đi sẽ không ai thấy an tâm khi mà mỗi việc thay đổi góc máy hay là di chuyển nhẹ mà cũng phải luống cuống, hành động chậm chạp đâu.
Một điều nữa là khi bạn cầm đúng tư thế bạn sẽ như là một điểm tựa vững chắc vậy bức ảnh của bạn chụp ra cũng nét nà hơn nhiều đấy.
2. Học làm quen với máy ảnh của mình
Máy ảnh cho người mới bắt đầu cũng là một yếu tố rất quan trọng bạn nên tìm cho bản thân mình một chiếc máy ảnh mà bản thân mình thấy hợp nhất, để tránh kiểu “đứng núi này trông núi nọ” nhé.
Khi đã có chiếc máy mình thích rồi việc quan trọng hơn là bạn phải làm chủ được chiếc máy ảnh của mình coi nó như là “bảo bối”, hãy ghi nhớ các nút thông số thường dùng và tìm hiểu về các đặc thù riêng của máy (mỗi hãng sẽ có những điểm riêng).
Nói chung là bạn cứ tưởng tượng như là người yêu của bạn là được, hiểu máy như hiểu người yêu !! (Nếu bạn k hiểu máy chắc bạn chưa có người yêu rồi ^-^)
3. Tìm hiểu thông số kỹ thuật máy ảnh
Đây là yếu tố mà mình nghĩ phải luyện tập thực hành nhiều mới có thể hiểu được các bạn cần phải biết về: ISO, màn trập, khẩu độ…. Đây là những yếu tố thiết yếu mà các bạn cần phải nắm rõ.
Và bạn phải chụp nhiều điều kiện như: buổi tối, thiếu sáng, trong bóng đèn...mỗi đều kiện sẽ phải tự điều chỉnh các thông số khác nhau và khó hơn là chụp ban ngày hay trong điều kiện đủ sáng.
Khi bạn tự học nhiếp ảnh cơ bản không có người hướng dẫn có thể là bạn sẽ hơi khó hiểu và mình cũng đã có bài chia sẻ về thông số kỹ thuật máy ảnh các bạn có thể tham khảo nhé !!
4. Học về bố cục và góc máy
Bố cục máy ảnh và góc máy là một kỹ năng cần luyện tập nhiều.
Bạn cần phải hiểu về xắp xếp, bố trí như nào để khi chụp hình cảm thấy ưng ý. Làm như thế nào để khi chụp có những phụ kiện trang trí nhưng vẫn k làm giảm sự nổi bật của chủ thể.
Mẹo nhỏ cho các bạn là nên coi nhiều hình ảnh đẹp về bất cứ thể loại gì nó sẽ giúp bạn biết như thế nào là đẹp, mà biết rồi thì sẽ làm dễ hơn.
Và mình cũng có bài viết về các bố cục trong chụp ảnh các bạn có thể tham kháo.
5. Thực hành nhiều
Nếu các bạn đã biết hết 4 bước trên thì giờ nhấc mông lên và đi chụp thôi nào.
Thời gian đầu bạn sẽ chưa biết mình hứng thú và thích thể loại nào nên những gì thấy đẹp bạn hãy chụp hết và nếu cảm thấy thích thể loại nào hãy tìm hiểu kỹ hơn về thể loại đó.
Bạn hãy chụp vào buổi tối để có thêm nhiều kinh nghiệm xử lý ánh sáng và thiết bị sẽ giúp bạn phát triển rất nhanh đấy.
6. Tập xử lý hậu kỳ ảnh
Khi chụp hình đôi lúc sẽ có những vật thể không mong muốn lọt vào khung hình có thể làm bức hình trở nên không hoàn thiện hoặc là bạn muốn thêm màu sắc cho bức ảnh để đẹp hơn.
Vì vậy bạn nên học thêm về xử lý hậu kỳ, bạn có thể tìm hiểu các phần mềm phổ biến như (photoshop, lightroom..) or ra thợ nhờ họ chỉnh giúp.
Nhưng nếu bạn là một người thích sự tự nhiên không cần tới chỉnh sửa thì bạn bỏ qua bước này nhé.
Tổng kết
Vừa rồi là những kỹ năng mà mình chia sẻ với các bạn qua kinh nghiệm thực tế của bản thân.
Đây là những kỹ năng chụp ảnh cơ bản mà các bạn nên nắm chắc sau này sẽ giúp cho các bạn có thể học nâng cao dễ hơn.
Và cuối cùng là chúc các bạn luôn kiên trì “có công mài sắt, có ngày nên kim” nên đừng vội nản, rồi các bạn cũng có những bức ảnh để đời thôi.