Các thông số trên máy ảnh Nikon. Đây là vấn đề mà không phải ai cũng biết được. Bởi với một “newbie” việc tìm hiểu nó cần mất nhiều thời gian. Hiểu được điều đó, hôm nay Việt Nam Photographer chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn các thông số trên. Hy vọng rằng đây sẽ là một bài viết thật sự bổ ích dành cho bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Các thông số trên máy ảnh Nikon và kí hiệu cơ bản
Mục Lục
Các thông số trên máy ảnh Nikon và kí hiệu cơ bản:
- AF: đây có nghĩa là Autofocus, công dụng của nó là lấy nét tự động.
- AF-I: nó cũng có nghĩa là Autofocus Internal, tuy nhiên chức năng của nó là lấy nét tự động từ bên trong.
- AI: thường được đánh dấu trên các ống kính Nikon có phần thấu kính bằng phẳng, không lồi. Tác dụng của nó là chống được hiện tượng cầu sai làm biến dạng của hình ảnh.
- CPU: ký hiệu này cho biết được chất lượng của hình ảnh cực kỳ tốt khi chụp ở cự ly gần.
- DC: đây là công nghệ kiểm soát lấy nét. Bạn chỉ cần xoay vòng DC có trên của ống kính.
- DX: xuất hiện ở các dòng máy có máy cảm biến DX là ống kính Nikon được thiết kế riêng cho dòng máy này. Công dụng của nó là cho người dùng chụp được phong cảnh rộng sắc nét.
- ED: đây là những ống có độ tán xạ rất thấp. Nó giúp giữ được màu sắc tự nhiên cao nhất. Làm giảm tình trạng biến dạng ở màu sắc của hình. Ngay cả khi mở khẩu ở mức lớn nhất, các ống ED vẫn cho độ sắc nét và độ tương phản màu sắc cao.
- G: đây là các ống kính Nikon, nó không có vòng điều chỉnh riêng và chỉ được sử dụng trên các máy tự động. Phần khẩu độ được điều chỉnh trên thân máy.
- IF: nó là công nghệ căn nét trong, giúp căn nét được hình ảnh nhưng không làm thay đổi kích thước hay hình dáng của đối tượng được chụp.
- N: nghĩa là các ống được phủ lớp Nano trên bề mặt của thấu kính giúp chống phản xạ.
Chế độ chụp ảnh chuyển động với máy ảnh Nikon
Cài đặt các thông số trên máy ảnh Nikon như thế nào? Làm sao để chụp được ảnh chuyển động với máy ảnh Nikon. Câu trả lời sẽ có ngay đây cho bạn.
Với những bạn mới bước vào con đường chụp ảnh. Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc liệu rằng chụp ảnh chuyển động nên chụp chế độ nào? Câu trả lời cho bạn là bạn nên chọn chế độ S và M. Bởi nó giúp kiểm soát tốt tốc độ chuyển động.
Ở chế độ S: bạn có thể kiểm soát được tốc độ bằng con lăn phụ của máy ảnh. Chúng ta sẽ không kiểm soát được DOF. Bởi khẩu độ sẽ tự động điều chỉnh để lấy sáng phù hợp.
Ở chế độ M: nó cho phép bạn có thể kiểm soát được tất cả mọi thứ trên máy ảnh. Bạn xoay con lăn phụ để có thể kiểm soát được tốc độ, xoay con lăn chính để có thể kiểm soát được khẩu độ.
Tốc độ để chụp ảnh chuyển động bao nhiêu là đủ?
Để có thể biết được câu trả lời cho câu hỏi trên. Chúng ta cần nắm rõ tốc độ chụp ảnh là gì? Nó có thể hiểu đơn giản là thời gian phơi sáng. Khi bạn phơi sáng 1/1000s, cảm biến sẽ ghi nhận được sự thay đổi của chủ thể trong 1/1000s. Tuy nhiên trong thời gian đó, sự thay đổi của vật chủ là chưa nhiều. Vì vậy chúng ta sẽ nhận được bức ảnh rõ nét nhất.
Còn đối với tốc độ chụp 1 giây. Trong khoảng thời gian này, cảm biến sẽ ghi nhận lại những thay đổi của chủ thể. Nếu chủ thể không đứng yên mà di chuyển trong khoảng thời gian này. Cuối cùng bạn sẽ nhận là tấm hình nhoè kiểu cách. Bạn có thể liên hệ giữa tốc độ chụp và áp dụng chúng vào thực tế theo những mong muốn của mình.
Một lưu ý cho bạn. Đó chính là tốc độ chụp càng cao thì bạn sẽ càng thu được ảnh rõ nét hơn.
Cách cài đặt ISO trên máy ảnh Nikon để chụp ảnh chuyển động
Cài đặt cách chỉnh thông số máy ảnh Nikon sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến cách cài đặt ISO.
Ở chế độ M, bạn cần cân chỉnh tốc độ của khẩu độ và ISO để có thể thu đủ ánh sáng. Bạn cần phải kiểm soát nhiều thứ kể cả theo nét của chủ thể. Bạn có thể tối ưu nó bằng cách sử dụng Auto ISO.
Với chế độ này, trong trường hợp thiếu ánh sáng, máy ảnh sẽ tự động tăng ISO tới mức phù hợp. Ngược lại nếu ánh sáng quá cao, nó cũng sẽ tự động hạ ISO để tránh tình trạng cháy sáng.
Để cài đặt được ISO chúng ta cần thực hiện các bước sau:
Menu chọn menu chụp ảnh tiếp tục chọn cài đặt độ nhạy ISO và bấm OK.
Hãy nhớ chuyển từ chế độ Off sang On, máy ảnh lúc này sẽ tự động thay đổi ISO phù hợp với khẩu độ và tốc độ đã cài đặt ở phía trước.
Để có thể giới hạn được mức ISO mà bạn muốn sử dụng. Hãy nhấn chọn độ nhạy tối đa và nhấn nút OK. Tiếp đến là chọn mức bạn thấy phù hợp và tiếp tục nhấn OK.
Cách cài đặt chế độ lấy nét khi chụp ảnh chuyển động
Chế độ lấy nét là một điểm rất quan trọng trong chụp hình chuyển động. Để thực hiện bạn nhấn giữ phím giữa nút AF/MF. Trên phần màn hình của máy ảnh, bạn sẽ bắt gặp chế độ lấy nét đang sử dụng như AF-A, AF-C, AF-S,..
Trong đó AF-S là dành cho chụp ảnh tĩnh, AF-C dành cho chụp ảnh di chuyển khi lấy nét liên tục và AF-A là sự pha trộn giữa AF-C VÀ AF-A. Dựa vào các thông số trên để bạn chọn được cho mình chế độ phù hợp.
Trên đây là các thông số trên máy ảnh Nikon. Hy vọng rằng đây sẽ là những chia sẻ thật sự hữu ích dành cho bạn. Nếu bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào. Đừng quên để lại chúng ngay dưới phần bình luận nhé!