Tổng hợp những cảm biến máy ảnh Sensor được yêu thích nhất hiện nay

buithihieu
06/09/2024

Máy ảnh sensor là gì? Có những cảm biến máy ảnh Sensor nào tốt và được yêu thích trên thị trường? Đây là những câu hỏi mà Vietnam Photographer đã nhận được rất nhiều từ quý bạn đọc của mình. Để trả lời cho câu hỏi trên cũng như giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về dòng máy ảnh này. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về máy ảnh Sensor nhé!

Cảm biến máy ảnh Sensor là gì?

Sensor hay còn được biết đến là cảm biến của máy ảnh. Đây là một bộ phận khá quan trọng và không thể thiếu của một chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Phần cảm biến này sẽ giúp chuyển đổi ánh sáng thu được từ ống kính thành tín hiệu điện tử và từ đó tạo nên những hình ảnh số. Để có được cho mình những bức ảnh chất lượng thì nó sẽ phụ thuộc vào nhiều khả năng thu nhận cũng như xử lý ảnh sáng của cảm biến.

Trong một chiếc máy ảnh thì bộ phận cảm biến máy ảnh chính là bộ phận quan trọng và có giá thành đắt nhất. Phần chi phí để sản xuất phần cảm biến này đôi khi chiếm đến 1/3 giá trị của một chiếc camera. Phần cảm biến quyết định khá nhiều về phần chức năng như khả năng chiếu sáng, độ phân giải và độ sâu của trường ảnh,...

Cảm biến máy ảnh Sensor có hình dạng tương tự như một tấm silicon và chứa các tế bào quang điện. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm thu nhập về ánh sáng và chuyển đổi những gì mắt người có thể nhìn thấy thông qua kính ngắm hoặc màn hình LCD qua hình ảnh.

Sensor máy ảnh có hình dạng và quyết định về chất lượng của bức ảnh cao hay thấp hay bức ảnh đẹp hay xấu. Chất lượng của hình ảnh bên cạnh việc phụ thuộc vào kích cỡ vật lý của phần cảm biến thì nó còn liên quan đến số lượng pixel và cả kích cỡ của pixel.

Tổng hợp những cảm biến máy ảnh Sensor phổ biến hiện nay

Sensor là bộ phận quan trọng của một chiếc máy ảnh vậy nên trên thị trường bộ phận này được sản xuất với nhiều kiểu dáng, thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên 3 cảm biến máy ảnh Sensor được yêu thích hiện nay phải kể đến như:

Sensor Full Frame

Cảm biến full-frame là một trong những cảm biến phổ biến hàng đầu heienj nay. Với kích thước 35mm bằng với kích thước của một khung phim truyền thống. Đây cũng chính là loại cảm biến lớn nhất trong ba loại cảm biến được sử dụng phổ biến mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.

Ưu điểm:

  • Chất lượng hình ảnh tốt: với kích thước lớn, cảm biến máy ảnh full-frame có khả năng thu thập được nhiều ánh sáng hơn. Đây cũng là ưu điểm giúp cho chất lượng hình ảnh cao và ít bị nhiễu trong quá trình chụp ảnh.
  • Dải tương phản động tốt hơn: ở một cảm biến lớn thì nó sẽ mang đến dải tương phản rộng hơn và từ đó giúp bức ảnh giữ được nhiều chi tiết trong cả các vùng sáng và tối.
  • Hiệu ứng boken tốt: với khả năng kiểm soát được độ sâu của trường a nrh tốt hơn mà cảm biến máy ảnh Sensor này tạo ra các hiệu ứng bokeh đẹp hơn.
  • Độ phân giải cao: thông thường các cảm biến full-frame sẽ có số lượng về megapixel lớn nên khá phù hợp cho việc in ấn khổ lớn.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao: với kích thước lớn, cảm biến máy ảnh full-frame thường sẽ có mức giá khá cao.
  • Kích thước và trọng lượng lớn: nhược điểm này sẽ làm máy to và nặng hơn gây cản trở trong việc di chuyển.
  • Ống kính đắt tiền: sử dụng máy ảnh full-frame thường yêu cầu ống kính có độ phân giải cao và lớn nhằm phát huy được tối đa khả năng của cảm biến và điều này sẽ làm tăng chi phí.

Cảm biến APS-C

Cảm biến máy ảnh Sensior APS-C sẽ có kích thước nhỏ hơn so với full-frame và thường có kích thước khoảng 22x15mm hoặc 24x16mm. Và đây cũng đang là cảm biến phổ biến nhất ở các dòng máy ảnh DSLR và mirroless tầm trung hiện nay.

Ưu điểm: 

  • Giá thành phù hợp: với ống kính nhỏ hơn nên giá thành của cảm biến này cũng rẻ hơn so với full-frame. Nhờ đó mà cảm biến này được sử dụng phổ biến và được những người mới bắt đầu ưu tiên lựa chọn.
  • Hiệu suất chụp ảnh tốt trong cả điều kiện thiếu sáng: mặc dù không so được với cảm biến sensor ở full-frame nhưng APS-C vẫn cho ra hình ảnh chất lượng cao ngay cả trong điều kiện thiếu sáng.
  • Crop Factor giúp chụp xa dễ dàng hơn: cảm biến APS-C tạo hiệu ứng "crop" với phần tiêu cự ống kính giúp cho người dùng có thể chụp các chủ thể ở xa một cách dễ dàng mà không cần đến tiêu cự quá dài.

Nhược điểm:

  • Độ phân giải và dải tương phản hẹp: so với cảm biến full-frame thì dải tương phản và độ phân giả thường thấp hơn và ảnh có thể bị bị mất đi các chi tiết trong vùng sáng và tối khi chụp ảnh.

Cảm biến Micro Four Thirds

Đây là phần cảm biến máy ảnh có kích thước nhỏ nhất trong 3 loại cảm biến máy ảnh Sensor mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này. Với phần kích thước khoảng 17x13mm, cảm biến được sử dụng cho các máy ảnh Olympus và Panasonic và cả dòng mirroless.

Ưu điểm:

  • Kích thước nhỏ gọn: phần cảm biến nhỏ nên phần máy ảnh trang bị MFT thường sẽ có kích thước nhỏ gọn, phù hợp sử dụng trong du lịch.
  • Chi phí phù hợp: giá thành của cảm biến MFT rẻ nhất trong các cảm biến mà chúng tôi đề cập trên. Tuy nhiên nó vẫn cung cấp đầy đủ các tính năng hữu ích cho người dùng.
  • Ống kính nhỏ gọn: phần kích thước cảm biến nhỏ đã giúp cho các bộ phận đi kèm ở máy ảnh MFT sẽ nhỏ gọn vafdeex dàng mang theo khắp mọi nơi.
  • Khả năng quay video tốt: ở nhiều máy ảnh MFT sẽ được tối ưu hóa cho việc quay video và khả năng chống rung ở máy ảnh cũng tốt, tốc độ lấy nét hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Chất lượng ảnh có phần hạn chế: phần kích thước cảm biến nhỏ nên việc thu ánh sáng cũng sẽ tương đối ít hơn so với 2 dòng cảm biến trên.
  • Dải tương phản động cùng hiệu ứng bokeh chưa ấn tượng: dải tương phản động thường không rộng như ở các cảm biến lớn, hiệu ứng bokeh cũng không có độ sâu trường ảnh, không kiểm soát tốt.

Trên đây là tổng hợp những dòng cảm biến máy ảnh Sensor phổ biến và được yêu thích hàng đầu hiện nay. Mong rằng với những gợi ý trên, bạn đã có được cho mình những thông tin cũng như lựa chọn phù hợp với bản thân nhé. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức về nhiếp ảnh hơn nhé!

WRITTEN BY

buithihieu

Bài viết liên quan

logo-image

Nơi mang đến cho mọi người những trải nghiệm du lịch, kinh nghiệm nhiếp ảnh,...Đặc biệt với bộ sưu tập hình ảnh do chính Vietnamphotographer thực hiện sẽ đem đến cho mọi người những góc nhìn về cuộc sống xung quanh qua ống kính máy ảnh.


Copyright © 2024 vietnamphotographer.net All Rights Reserved.