Trong nhiếp ảnh Hard light đóng vai trò khá quan trọng trong việc mang đến một tấm hình đẹp với sự phân bổ ánh sáng phù hợp. Vậy Hard light là gì? Ứng dụng của Hard light trong nhiếp ảnh. Đây sẽ là chủ đề mà Vietnam Photographer cung cấp đến quý bạn đọc trong bài viết này.
Mục Lục
Hard light là gì?
Trước khi tìm hiểu về thông tin của Hard light, chúng ta cần nắm rõ kiến thức Hard light là gì. Đây được biết đến là dạng ánh sáng mang đến sự phân bổ phần bóng đổ được đậm, rõ nét và khắc nghiệt hơn. Những đối tượng, hoàn cảnh được sử dụng thông qua ánh sáng này sẽ có sự chuyển đổi ánh sáng một cách nhanh chóng, đột ngột và chúng ta có thể thấy được rõ ràng về sự khác biệt giữa vùng sáng và tối.
Thêm nữa Hard light thường sẽ mang đến từ những nguồn tương đối nhỏ so với các chủ thể chụp. Nó thường là những nguồn sáng từ xa, mang đến ánh sáng khó hơn và bóng được thưc hiện một cách sắc nét hơn.
Thêm nữa sự phân biệt giữa ánh sáng cứng, mềm giữa các vùng sáng, tối chính là vùng nữa sáng tối. Tại vùng nửa tối này, kích thước của các vùng có thể xác định được nguồn sáng cứng hay mềm nhé.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, vùng tối càng mỏng thì vùng sáng sẽ càng cứng. Ngước lại vùng tối càng dày thì vùng sáng sẽ càng mềm.
Nên dùng Hard light trong trường hợp nào?
Hard light được đánh giá là công cự chất lượng và cần thiết cho việc set up bối cảnh chụp hình được cụ thể rõ ràng và sắc nét hơn. Nhờ đó mang đến ấn tượng mạnh về thị giác cho người nhìn.
Bên cạnh ưu điểm trên thì Hard light cũng có cho mình những khuyết điểm. Vậy nên việc hiểu được Hard light cần dùng trong trường hợp nào là thật sự cần thiết.
Việc sử dụng Hard light trong hình ảnh sẽ mang đến những dạng bóng tối riêng biệt nên nó có thể cũng có thể không đẹp. Thường thì kỹ thuật chiếu sáng sẽ không sử dụng khi muốn che đi những sai sót hoặc có những điểm nào đó không hoàn hảo trên chủ thể. Những lúc như thế này thì các nhiếp ảnh gia sẽ ưu tiên lựa chọn nguồn ánh sáng dịu.
Phân biệt Hard light và Soft light
Nhiều người thường nhầm lẫn Hard light và shoft light là như nhau. Tuy nhiên hai chế độ này sẽ có một vài điểm khác biệt đấy.
Với Soft light, nó sẽ là sự chuyển đổi dần từ phần tối qua phần sáng. Thêm nữa khả năng khuyeesch tán ánh sáng cũng đều hơn. Vậy nên nó sẽ giúp cho chủ thể nhìn nhẹ nhàng, nịnh mắt người nhìn hơn. Về phong cách, sử dụng phần ánh sáng dịu cũng góp phần giúp tổng thể bức ảnh được sống động, thanh thoát hơn.
Việc lựa chọn Hard light hay Soft light sẽ phụ thuộc vào cảm hứng mà bạn muốn truyề tải vào bức ảnh. Vậy nên tùy theo sở thích của mình mà có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp khi chụp hình nhé.
Ứng dụng của Hard light và Soft light
Như đã được nói đến trước đó, nguồn sáng càng nhỏ thì ánh sáng càng cứng, khi bạn càng đặt xa vật cản thì bóng chủ thể càng đổ bóng lên tường hay phông nền rõ nét hơn. Do đó để có thể giả lập dạng sánh sáng của cửa sổ. Bạn hãy sử dụng thêm một chiếc đèn trực tiếp để đi qua bìa giấy.
Làm cách này background sẽ thêm phần đầy đủ hơn. Từ đó bạn có thể kết hợp cùng bìa giấy với ánh sáng mềm để vào chủ thể tốt hơn. Từ đây sẽ thu được một nguồn background nịnh mắt người nhìn hơn.
Khoảng cách nguồn sáng
Khoảng cách từ chủ thể đến nguồn sáng chính là thông số giúp cho bạn kiểm soát về việc thu được nguồn ánh sáng Hard light hay Soft light. Bạn chỉ cần điều chỉnh khoảng cách ánh sáng phù hợp là sẽ thu được cho mình chất lượng ánh sáng mà mình muốn.
Nếu như bạn muốn di chuyển linh hoạt xa – gần đối với đối tượng và đèn flash lại được gắn cố định vào chân gắn của máy ảnh, bạn nên cân nhắc lựa chọn ống kính nào phù hợp. Trong đó, bạn có thể tham khảo dùng ống kính zoom. Dạng ống kính này sẽ gíup bạn nhanh chóng thay đổi khung hình hơn khi di chuyển gần hay xa ra khỏi đối tượng. Đồng thời nó cũng giúp thay đổi chất lượng ánh sáng theo đúng ý.
Trên đây là những thông tin về Hard light và ứng dụng của nó trong nhiếp ảnh. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã có được cho mình cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về nguồn sáng này.