Hiện nay thuật ngữ nhiếp ảnh 3D ngày càng trở nên phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Vậy nhiếp ảnh 3D là gì? cách chụp ảnh 3D như thế nào? Mời bạn đọc cùng Vietnam Photographer đi hết bài viết để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Mục Lục
Nhiếp ảnh 3D là gì?
Nhiếp ảnh 3D được biết đến là một mảng đầy thú vị trong việc giúp hình ảnh thêm phần thu hút, ấn tượng hơn. Nó sẽ giúp hình ảnh thu được có thêm chiều sâu, sống động và có phần "kỳ ảo" hơn với hiệu ứng thị giác đầy ấn tượng.
Măt người nhìn thế giới dưới dạng 3D với nhiều góc nhìn về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu. Lúc này bộ não sẽ xử lý các thông tin tiếp nhận từ đôi mắt từ đó cung cấp cho thị giác lập thể và nhờ đó mà khi quan sát chúng ta sẽ nhận thức về phương diện chiều sâu của hình ảnh, đồng thời sẽ đánh giá được cả khoảng cách.
Lịch sử của nhiếp ảnh 3D
Với cuộc sống ngày càng hiện đại, các cuộc đua về công nghệ đã làm cho lĩnh vực nhiếp ảnh 3D thêm phần xu hướng và nổi bật hơn và ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt với những ai yêu thích sự mới mẻ đột phá và mang tính nghệ thuật trong chụp ảnh. Tuy nhiên không phải thời gian gần đây mới xuất hiện nhiếp ảnh về 3D mà nó đã xuất hiện từ những năm 1800.
Năm 1839, kỹ thuật 3D đã được áp dụng để soi lập thể, lúc này người xe có thể nhìn thấy được 2 bức ảnh khác nhau từ mỗi mắt. Tiếp đến não bộ sẽ tiếp nhận thông tin và sẽ được kết hợp lại cùng nhau nhằm tạo ra chiều sâu khi nhìn vào ảnh. Không chỉ vậy sự xuất hiện của máy View-Master cũng được xem là thiết bị có thể tạo ra được.
Hiện nay các dòng máy ảnh kỹ thuật số đã có nhiều cải tiến hơn, điện thoại thông minh, thiết bị chỉnh sửa chuyên dụng nên việc chụp ảnh 3D cũng trở nên phổ biến hơn.
Kỹ thuật nhiếp ảnh 3D trên máy ảnh
Cùng tìm hiểu về những kỹ thuật nhiếp ảnh 3D trên máy ảnh ngay nhé!
Phương pháp Rocking
Đây là kỹ thuật chụp ảnh 3D mà tại đó người chụp chỉ cần đứng yên tại một vị trí và di chuyển máy ảnh phù hợp. Lưu ý rằng 2 bức ảnh này cần được chụp tại cùng một vị trí và phải ở dưới những góc nhìn khác nhau.
Để thực hiện phương pháp này bạn cần xác định đúng vị trí đừng và nhắm mắt phải lại để ngắm. Tiếp đến hãy chụp ảnh tiếp theo bằng cách nhắm mắt trái nhằm đảm bảo bối cảnh chụp không bị thay đổi. Khi đã chụp xong, bạn hãy đặt 2 bức hình vào trong cùng một bức ảnh. Tiếp đến sẽ sử dụng đến photoshop hay Stero Photo Maker, AutoPano chỉnh sửa ảnh để thu được kết quả theo đúng ý mình nhất.
Phương pháp di chuyển bằng chân máy ảnh
Cụ thể với phương pháp này bạn cần thực hiện với linh hoạt cách di chuyển chân máy ảnh nhằm tạo ra những bức ảnh 3D chất lượng nhất. Phương pháp này sẽ áp dụng khi chụp ảnh trong studio.
Đầu tiên để thực hiện việc ứng dụng chân máy trong nhiếp ảnh 3D, bạn hãy di chuyển chân máy sang phía trái hoặc phải trong phần khoảng cách 43-58mm. Thêm nữa cũng cần lưu ý rằng chân máy cần di chuyển song song với chủ thể chụp.
Phương pháp gương Splitter
Đây là phương pháp nhiếp ảnh 3D đã quá quen thuộc với mọi người. Đây chính là kỹ thuật hữu ích đối với dạng máy ảnh một thấu kính. Tuy nhiên muốn áp dụng phương pháp chụp này bạn cần tốn thêm khá nhiều thời gian để có thể tự bố trí lại vật liệu. Với cách vận hành phương pháp Splitter, chúng ta cần có nguyên lý góc nhìn qua camera và được chia ra làm 2.
Thêm nữa trong đây cần có một nửa trái và một nửa phải xuất hiện trong cùng một lần chụp. Điều này phù hợp với việc bạn có thể chụp được 2 bức ảnh trong cùng 1 khung hình. Nhờ đó mà bạn có thể tiết kiệm thêm thời gian để chỉnh sửa ảnh ở phần hậu kỳ.
Hướng dẫn các mẹo chụp ảnh 3D
Một vài mẹo chụp ảnh 3D đơn giản, hiểu quả dành cho bạn như:
Chọn đối tượng tĩnh
Nếu bạn muốn thu được ảnh 3D đẹp mắt nhất bạn cần lựa chọn chủ thể hoặc lựa chọn bối cảnh thật cẩn thận. Đối với nhiếp ảnh 3D, đối tượng chụp sẽ cần ở dạng hoặc đang trong trạng thái tĩnh lặng bởi đồ hỏi cần chụp nhiều ảnh của đối tượng ở nhiều vị trí khác nhau. Điều này có nghĩa là chỉ khi bạn thay đổi vị trí, đối tượng cần giữ đúng vị trí.
Bởi vậy đối tượng sẽ có ít chuyển động, khả năng thu về những bức ảnh 3D thu hút hơn.
Giữ nguyên khung hình cho bức ảnh
Hình ảnh để tạo được những bức ảnh 3D yêu cầu phải tương tự nhau. Vậy nên khi chụp ảnh bạn cần giữ nguyên khung hình đối với mỗi hình ảnh. Hơn nữa bạn cũng nên chú ý đối tượng hay điểm mốc ở rìa của khung hình cần trùng khớp với nhau nhằm tạo ra những bức ảnh 3D hoàn hảo nhất. Nếu bạn muốn xác định chính xác về bố cục hình ảnh thì cần sử dụng đường lưới vì nó khớp với các điểm nhất định có trong khung hình.
Xác định vị trí chính xác của đối tượng chụp
Đối với việc chụp ảnh 3D, các đối tượng chụp chính cần phải đặt ở vị trí trung tâm của khung hình. Nếu chủ thể bị lệch ra khỏi trung tâm trong khi chụp, ảnh sẽ dễ bị mờ nhờ không sắc nét và hiệu ứng 3D sẽ không như mong muốn. Thêm nữa đối tượng cũng cần được đặt ở gần máy ảnh. Bởi nếu đối tượng chụp ảnh quá xa hay quá nhỏ thì bạn sẽ dẫn đến việc khó tạo ra hình ảnh 3D bằng máy ảnh.
Những thông tin về nhiếp ảnh 3D đã được Vietnam Photographer cung cấp đến quý bạn đọc trong bài viết này. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích nhất, đừng quên theo dõi web để cập nhật thêm nhiều tin tức về nhiếp ảnh hơn nhé!